Thực tế, khá nhiều người khi nghe cụm từ HR luôn thắc mắc không biết HR là gì? Trong ngành này bao gồm những vị trí nào và đặc điểm của những vị trí đó ra sao? Đừng lo lắng bởi vì bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.

Khái niệm về ngành HR là gì?

HR là viết tắt của Human resources hoặc Human resource. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm những công việc liên quan đến nhân lực trong một công ty, doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ bao gồm nhiều công việc như tuyển dụng việc làm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương, đảm bảo lợi ích cho tất cả thành viên trong công ty cũng như giải đáp mọi thắc mắc khi sa thải nhân viên, chấm dứt hợp đồng lao động.

nhan-vien-kinh-doanh-la-gi-1-600x350

HR là gì là thắc mắc của nhiều người

Có thể khẳng định rằng HR đóng một vai trò rất quan trọng và mật thiết đối với sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Các vị trí công việc trong ngành HR

Ngành HR hiện nay khá phổ biến, tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp mà những vị trí này có thể thay đổi. Cụ thể chi tiết như sau:

Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)

Vị trí này là người đứng đầu trong ngành HR và có nhiệm vụ giám sát mọi khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Vì vậy họ phải có trách nhiệm quyết định, định hướng, xây dựng chiến lược để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Trưởng phòng nhân sự ( HR manager )

Tương tự, trưởng phòng nhân sự có vai trò lên kế hoạch, điều phối các hoạt động của doanh nghiệp một cách trơn tru. Thêm vào đó, họ còn có nhiệm vụ giám sát, tuyển dụng, đôn đốc cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, đôn đốc cấp trên đưa ra các quyết định kịp thời.

nhan-vien-kinh-doanh-la-gi-2-600x350

Trưởng phòng nhân sự có nhiệm vụ giám sát, tuyển dụng nhân sự

Hơn thế nữa, đây còn là cầu nối giữa cấp trên và nhân viên, giúp truyền tải mọi yêu cầu, ý kiến nhanh gọn nhất.

Quản trị hành chính – nhân sự (HR admin)

Vị trí này có nhiệm vụ sắp xếp lại các dữ liệu trong công ty cũng như chuẩn bị giấy tờ cho nhân sự. Trong một số trường hợp thì bộ phận này còn giúp chuẩn bị các hội nghị và hội thảo.

Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)

Khi bạn làm trong bộ phận này thì nhiệm vụ của bạn đó chính là tìm kiếm nhân sự cho doanh nghiệp cũng như đưa ra các yêu cầu tuyển dụng, giám sát toàn bộ quy trình tuyển dụng nhân sự.

Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)

Vị trí này là người lên kế hoạch, xây dựng các chương trình đào tạo cho nhân sự. Mục đích cuối cùng là giúp nhân viên có đầy đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản giúp cho doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

5-cach-phat-hien-ung-vien-dang-noi-doi-hinh1-vitd.com.vn

Chuyên viên tuyển dụng cũng là bộ phận không thể thiếu cho công ty

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B — Compensations and Benefits Specialist)

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi có trách nhiệm giám sát, quản lý tiền lương hàng tháng, tiền thưởng cuối năm cũng như các phúc lợi khác của công ty. Người làm ở vị trí này phải cập nhật và nắm bắt các điều luật và quy định cho người lao động.

Tóm lại, HR là một bộ phận không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp mà mức độ cơ cấu và tổ chức sẽ to, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn phải là đảm bảo quyền lợi cho người lao động và giúp doanh nghiệp phát triển.

đăng ký nhận email