Trong tất cả nhân viên, không phải ai cũng làm việc tốt và chủ động trong công việc. Vì thế, đôi lúc tôi phải tạo cho họ những áp lực cần thiết để họ phát triển bản thân và nâng cao hiệu suất làm việc hơn.
Là một người sếp, tôi luôn muốn phát triển đội ngũ nhân viên của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Làm sao để nhân viên tự làm chủ được công việc của mình và chủ động thực hiện với hiệu suất cao nhất.
Với suy nghĩ “chủ – người làm thuê” đã vô tình gây ra khoảng cách và áp lực của các nhân viên khi đối diện với tôi. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để khiến họ chủ động hoàn thành công việc đúng thời hạn. Có những nhân viên có năng lực nhưng làm việc lúc nào cũng trì trệ, lề mề, đợi đến khi tôi nhắc mới “chạy đôn chạy đáo” lo làm.
Chính vì những điều đó mà tôi phải tạo thêm những áp lực khác để tất cả các nhân viên cố gắng làm việc. Tùy vào mỗi bộ phận, mỗi người tôi sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau theo khả năng của họ. Làm sao để mọi người làm việc nhiều hơn, hiệu quả hơn nhưng không mệt mỏi, ngược lại họ còn hăng hái cố gắng làm việc.
Có nên tạo áp lực cho nhân viên không?
Theo các nhà khoa học Anh nghiên cứu, việc một người quản lý hoặc cấp trên gây áp lực cho nhân viên có thể làm tăng nguy cơ khiến họ bị bệnh. Vì thế tôi luôn thận trọng khi giao việc cho họ, biết cân bằng và khuyến khích họ làm việc.
Bên cạnh những việc đó, tôi còn trao những phần thưởng hết sức hấp dẫn để tạo động lực làm việc cho họ. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy công sức của mình được ghi nhận xứng đáng, rằng họ đang cố gắng cho mục tiêu của mình chứ không phải vì chính tôi.
Tôi có thể tạo áp lực cho nhân viên bằng cách đưa ra những cuộc thi đua hàng tuần, hàng tháng cho các nhóm với những mức thưởng khác nhau tùy vào kết quả của họ. Vì thế, bên cạnh những công việc hàng ngày, họ phải cố gắng làm thêm những việc khác để nhận được mức thưởng mà họ mong muốn. Trong quá trình thi đua, để tránh việc nhân viên gặp khó khăn, tôi luôn sẵn sàng đóng vai trò cố vấn cho họ.
Để tránh nhân viên gặp khó khăn, tôi trở thành người cố vấn khi họ cần
Từ ngày tôi áp dụng phương pháp đó, nhân viên trở nên hăng hái làm việc. Có khi đã hết giờ làm nhưng các nhóm đều hăng háo ở lại làm việc, cùng nhau thảo luận đưa ra những kế hoạch để nhận được thưởng. Khác với trước đây, họ đều mong mỏi nhanh hết giờ làm việc để họ về nhà sớm.
Tạo áp lực cho nhân viên đôi khi là phương pháp khai thác tối đa nguồn nhân lực, thúc đẩy nhân viên phát huy thế mạnh và làm việc hiệu quả. Chủ yếu là người lãnh đạo phải biết áp dụng một cách linh hoạt, cân bằng được công việc của nhân viên. Nếu áp dụng đúng cách, đúng thời điểm các bạn sẽ biến áp lực thành động lực đấy!