Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên môn được thể hiện trên CV, các nhà lãnh đạo đều tìm kiếm những ứng viên sở hữu kỹ năng mềm ấn tượng, yếu tố giúp họ nâng cao năng lực và thành công trong công việc. Tuy nhiên, rất khó để đánh giá chính xác kỹ năng này vì không có bất kỳ bằng cấp hoặc chuẩn mực nào để đo lường. Vậy, làm thế nào để nhà tuyển dụng có thể phát hiện và lựa chọn đúng người, dưới đây là gợi ý dành cho bạn!
Ứng viên tự đánh giá
Trong thời gian phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ứng viên chia sẻ mình có được những kỹ năng mềm gì và được chứng minh qua trường hợp cụ thể nào, đâu là kỹ năng vượt trội nhất của họ. Bạn nên khai thác họ có phải là thành viên của một câu lạc bộ hoặc tổ chức nào không. Nếu có và họ tham gia nhiều đồng nghĩa rằng họ là người hướng ngoại, thích quảng giáo và có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Những nhân viên năng động, hòa đồng và luôn tạo ra nguồn năng lượng tích cực chắc chắn sẽ là nhân tố mà bất kỳ công ty nào cũng mong muốn chiêu mộ.
Bên cạnh đó, dựa theo mô tả cho vị trí mà bạn đang tuyển dụng, hãy yêu cầu ứng viên cho biết họ cần kỹ năng mềm gì để áp dụng và hoàn thành tốt công việc nếu trúng tuyển. Với kinh nghiệm của mình, bạn hoàn toàn có thể đánh giá câu trả lời có đúng với yêu cầu tuyển dụng của công ty mình hay không.
Dựa theo mô tả cho vị trí mà bạn đang tuyển dụng, hãy yêu cầu ứng viên cho biết họ cần kỹ năng mềm gì để áp dụng và hoàn thành tốt công việc nếu trúng tuyển.
Đặt câu hỏi tình huống
Để biết chính xác những kinh nghiệm thực tế mà ứng viên đã chia sẻ ở trên có thật hay không, bạn cần dành cho họ những câu hỏi giải quyết vấn đề. Câu hỏi này nên bám sát vào một tình huống có thể xảy ra đối với vị trí mà họ đang ứng tuyển. Hãy đánh giá câu trả lời của ứng viên dựa trên các tiêu chí như khả năng chịu áp lực, kỹ năng giao tiếp có tốt không, đạo đức nghề nghiệp.
Cho ứng viên làm khảo sát
Bài kiểm tra với các câu hỏi trắc nghiệm cũng là cách đánh giá ứng viên khoa học và hiệu quả. Bộ câu hỏi khảo sát này có thể chia theo kỹ năng cần thiết và mức độ để ứng viên tự làm. Những tiêu chí không thể thiếu trong bảng khảo sát này là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, đạo đức nghề nghiệp, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tổ chức công việc, Kỹ năng xử lý feedback, Kỹ năng xử lý stress, Kỹ năng quyết định, sự trung thực, Kỹ năng thuyết trình.
Bài kiểm tra với các câu hỏi trắc nghiệm là cách đánh giá ứng viên khoa học và hiệu quả.
Lưu ý, câu hỏi càng chi tiết và được đặt ra phù hợp và đánh đúng tâm lý mới phát huy tối đa tác dụng, tránh trường hợp ứng viên trả lời theo xu hướng quá hoàn hảo, không đúng với trải nghiệm của mình.
Tùy vào mong muốn tuyển dụng của công ty mà bạn có thể tuyển dụng đối tượng nào. Ví dụ, có người sẽ xử lý mâu thuẫn và bất đồng ở mức trung bình thì bạn vẫn có thể tuyển họ và giám sát họ ở mức độ vừa phải.