Tương ứng với những mong đợi của nhà tuyển dụng, nhiều ứng viên ngày nay cố gắng “đệm” vào câu trả lời phỏng vấn của mình để tạo ấn tượng. Họ thường thổi phồng những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức – quản lý thời gian,… Vậy làm thế nào để biết được ứng viên có đang nói dối hay không?
- Nghiên cứu CV
Mỗi ngày, bạn phải đọc qua hàng trăm CV, đôi lúc chỉ dành ra 30s cho việc xem xét. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, nhà tuyển dụng cần tối ưu hiệu quả bằng cách đọc và ghi chú.
Những CV có mô tả khá chi tiết và sử dụng từ ngữ chuyên môn sẽ đáng tin hơn một giới thiệu chung chung về công việc, ít số liệu cụ thể. Bạn hoàn toàn có thể xác định chính xác liệu những điều đó có thật hay không bằng cách tiến hành phỏng vấn trước bằng điện thoại với ứng viên.
- Kỹ thuật phỏng vấn
Câu hỏi hành vi và câu hỏi tình huống cần được phát huy trong trường hợp bạn muốn kiểm tra độ xác thực trong lời nói của ứng viên.
Một bài test trực tiếp các kỹ năng liên quan đến vị trí tuyển dụng chắc chắn là biện pháp hay
Theo nhiều phân tích, người tìm việc thường thiếu trung thực khi trả lời những câu khá bao quát và chung chung như “Bạn có những kỹ năng gì? Đánh giá kỹ năng đó của bạn”, “Điểm yếu của bạn là gì?”, “Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?”.
Vì vậy, để nhận biết ứng viên có nói dối hay không, hãy hỏi chi tiết hơn bằng cách yêu cầu họ đưa ra ví dụ hoặc kể lại tình huống đã trải qua để thể hiện năng lực của mình. Sau đó, hãy lắng nghe kỹ từng chi tiết, liệu ứng viên có đang kể lể những điều họ đã quen kể trong CV không. Nhà tuyển dụng cần lưu ý ứng viên càng trả lời chi tiết sẽ càng đáng tin.
Ngoài ra, một bài test trực tiếp các kỹ năng liên quan đến vị trí tuyển dụng chắc chắn là biện pháp hay. Hãy hỏi ứng viên tự tin với kỹ năng nào nhất và đưa ra thử thách trong thời gian hạn định. Việc ứng viên có thể hoàn thành được hay không sẽ quyết định bạn có nên tin tưởng họ hay không.
- Chú ý độ logic
Rất khó để một người nói dối quá nhiều chi tiết vì họ cần liên kết rất nhiều dữ liệu sao thật khớp để không bị phát hiện. Vậy, trong quá trình đặc các câu hỏi hành vi và tình huống, người phỏng vấn cần lưu ý mắc nối mọi điều mà ứng viên chia sẻ, liệu chúng có mâu thuẫn gì không? Nếu họ trả lời câu trước “đá” câu sau thì bạn cần phải xem lại, đặc biệt là khi ứng viên trả lời sai lệch so với thông tin ban đầu đưa ra do thiếu kiến thức, hoặc họ chỉ đang nói dối.
- Cẩn trọng với những gì hoàn hảo
Nhiều ứng viên sẽ nắm được bí kíp kể chuyện tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nên sẽ sẵn sàng chuẩn bị những câu chuyện, minh chứng cho khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy “ồ, thật sao, thật khó tin?” thì hãy tỉnh táo và nghi ngờ câu chuyện đó và hỏi sâu vào chi tiết để đánh giá nhé!
- Đánh giá ngôn ngữ cơ thể
Người nói dối thường có biểu hiện tâm trạng bồn chồn, bứt rứt. Giọng nói của họ có thể thay đổi như cao hoặc trầm đột ngột, hơi thở gấp gáp cùng với một vài hành động như là khoanh tay, nhìn xuống dưới chân, xoa hai lòng bàn tay lên đùi, hất tóc.
Người nói dối thường có biểu hiện tâm trạng bồn chồn, bứt rứt